Target Audience được hiểu là khách hàng mục tiêu. Và trong bất kỳ những hoạt động marketing của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này góp phần tạo nên sự thành bại của một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn rõ nét hơn về Target Audience.
Khái niệm về Target Audience

Target Audience có tên gọi tiếng Việt là khách hàng mục tiêu, những đối tượng quan tâm và sẵn sàng chi trả để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp tạo nên những chiến dịch quảng bá sản phẩm phù hợp và hiệu quả.
Một số yếu tố thường được dùng để xác định khách hàng mục tiêu, có thể kể đến như: Đặc điểm dân số, vị trí địa lý, sở thích, thu nhập và thói quen của người tiêu dùng.
Ý nghĩa của Target Audience trong Marketing
Nếu không có đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ không thể nào sáng tạo nên những chương trình tiếp thị hay sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục là một giai đoạn quan trọng trong chiến lược tiếp thị, bởi vì:
- Xác định đúng nhóm đối tượng giúp doanh nghiệp đưa ra những thay đổi phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ.
- Giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh những nhu cầu cần thiết của khách hàng.
Tại sao các doanh nghiệp lại cần nghiên cứu về khách hàng mục tiêu?

Việc xác định và nắm bắt thông tin về đối tượng mục tiêu là một bước thiết yếu trong quá trình lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch tiếp thị. Dưới đây là một số lý do giải thích cho việc tại sao các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu:
Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu để nắm bắt tốt hơn nhu cầu và sở thích của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ mang đến những sản phẩm/dịch vụ phù hợp và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp
Thông qua việc nghiên cứu hành vi, thói quen của nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có khả năng phát triển, điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ và giải quyết những vấn đề mà khách hàng đang mắc phải.
Gia tăng sự thành công của các chiến lược tiếp thị truyền thông

Khi xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo dựng thông điệp muốn truyền tải. Bên cạnh đó, còn có thể tùy chọn kênh truyền thông quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Đó có thể là các trang mạng xã hội, radio, truyền hình,…
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ thân thiết, duy trì sự trung thành của khách hàng hiện tại. Ngoài ra, hiệu ứng truyền thông còn giúp thu hút được lượng khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Nâng cao doanh số và sự cạnh tranh
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và đối thủ cạnh tranh hiện tại. Từ đó, tiến hành cung cấp các giá trị khác biệt để thúc đẩy doanh số và gia tăng sự canh tranh.
Tối đa hóa chi phí
Doanh nghiệp có khả năng giảm thiểu những sự cố nhờ vào khả năng dự đoán thông qua hoạt động nghiên cứu khách hàng tiềm năng. Nhờ vào quá trình phân tích và đánh giá khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tập trung cải thiện và phát triển các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị hiếu của người dùng. Từ đó, cắt giảm được nguồn lực và tài nguyên sử dụng cho doanh nghiệp.
Đáp ứng sự thay đổi linh hoạt của thị trường
- Giúp doanh nghiệp tập trung ngân sách quảng cáo và tiếp thị cho những khách hàng có phản ứng tích cực nhất. Từ đó, có thể tối đa hóa hiệu quả đầu tư.
- Mang đến thông điệp phù hợp nhất với xu hướng, thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Giúp xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu và đưa ra những thay đổi về sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị trường hiện tại.
- Giúp doanh nghiệp tạo dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu độc đáo, mang lại độ nhận diện thương hiệu với khách hàng tiềm năng.
Cách xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp chính xác nhất
Xác định khách hàng mục tiêu là việc làm tất yếu trong mỗi kế hoạch kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Dưới đây là 9 bước giúp doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu chính xác nhất.
Bước 1: Kiểm tra lại tất cả các giả định
Bước 2: Tham khảo dữ liệu từ các đối thủ đi trước
Bước 3: Phác họa chân dung khách hàng
Bước 4: Tiến hành khảo sát
Bước 5: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bước 6: Tìm hiểu các sản phẩm/dịch vụ khác
Bước 7: Đo lường tương tác thương hiệu
Bước 8: Phân tích và cải thiện để nắm bắt tốt hơn.