Remarketing và những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Remarketing là một thuật ngữ quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị và trở thành vấn đề luôn được các Marketer quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Remarketing nhé!

Khái niệm về Remarketing

Khái niệm về Remarketing

Remarketing hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là tiếp thị lại. Đây là chiến lược quảng cáo trực tuyến với mục tiêu hướng đến khách hàng đã truy cập website trước đó nhưng chưa thực hiện hành vi mua hàng. 

Remarketing còn sử dụng trong các chiến lược up sell/cross sell, với mục đích thúc đẩy doanh thu từ quá trình bán các sản phẩm. Ngoài ra, hình thức này không chỉ giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu, mà còn chăm sóc khách hàng ở mỗi bước trong quá trình sử dụng sản phẩm. Chiến lược này được điều chỉnh để phản ánh chính xác hành vi và nhu cầu riêng của từng khách hàng.

Hoạt động Remarketing được diễn ra như thế nào?

Hoạt động Remarketing được thực hiện qua một loạt các bước tương đối phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận lại khách hàng đã từng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Dưới đây là quy trình diễn ra hoạt động Remarketing:

Bước 1: Để khởi động Remarketing, cần đặt một đoạn mã Remarketing trên trang web của bạn (web A).

Bước 2: Khi khách hàng ghé thăm, trang web lưu lại dấu hiệu nhỏ (cookie) trên trình duyệt của họ.

Bước 3: Khách hàng sau đó thoát khỏi web A và ghé thăm một trang khác (web B), mà trang này cho phép hiển thị quảng cáo từ Google.

Bước 4: Google sẽ nhớ dấu hiệu đã lưu và tự động hiển thị quảng cáo của web A trên trang web B.

Các loại Remarketing được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Các loại Remarketing được sử dụng nhiều nhất

Có nhiều loại hình thức tiếp thị lại khác nhau mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Mỗi loại Remarketing có những ưu điểm và cách tiếp cận riêng biệt. Việc lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu và đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

Remarketing tiêu chuẩn

Đây là hình thức phổ biến nhất, trong đó quảng cáo được hiển thị cho người dùng đã truy cập trang web của bạn khi họ tiếp tục lướt web trên các trang khác.

Remarketing danh sách tìm kiếm

Khi người dùng đã truy cập website của bạn và sau đó tìm kiếm trên Google với từ khóa liên quan, khách hàng sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn ở kết quả tìm kiếm. Từ đó bạn sẽ tổng hợp danh sách người dùng đã truy cập và tùy chỉnh hiển thị quảng cáo thông tin sản phẩm đến họ thông qua các trang web và nền tảng mạng xã hội khác.

Remarketing email

Sử dụng danh sách email thu thập được từ người truy cập để tiếp thị lại trên các nền tảng như Facebook, Google, nơi bạn có thể tải lên danh sách và hiển thị quảng cáo đặc biệt cho những người trong danh sách đó.

Remarketing video

Remarketing video

Dành cho người dùng đã xem video của bạn trên nền tảng như YouTube. Sau đó, bạn có thể tiếp tục hiển thị quảng cáo trên YouTube hoặc trên Google Display Network.

Remarketing sản phẩm

Dựa trên sản phẩm/dịch vụ mà người dùng đã xem trên trang web của bạn, quảng cáo cá nhân hóa sẽ được hiển thị cho khách hàng thường là những sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm.

Remarketing ứng dụng di động

Hình thức Remarketing này dành cho người dùng đã tương tác với ứng dụng di động của doanh nghiệp. Bạn có thể nhắc nhở họ mở lại ứng dụng hoặc thực hiện một hành động cụ thể.

Remarketing trên mạng xã hội

Thực hiện Remarketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… Việc này giúp bạn tiếp cận lại đối tượng đã tương tác với trang hoặc quảng cáo của bạn trước đó.

Remarketing mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Remarketing mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Remarketing được xem là phần không thể thiếu trong các chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp. Vậy những lợi ích mà Remarketing mang lại cho doanh nghiệp là gì?

  • Tăng khả năng chuyển đổi: Tập trung vào những cá nhân đã biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn có thể tăng cường tỷ lệ chuyển đổi so với việc tiếp cận với một đối tượng hoàn toàn mới.
  • Tiết kiệm hiệu quả ngân sách quảng cáo: Hướng đến những cá nhân đã biết đến sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp, đảm bảo ngân sách quảng cáo được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Việc thường xuyên hiển thị quảng cáo cho những người đã truy cập trang web của bạn sẽ giúp hình ảnh thương hiệu luôn nằm trong tâm trí của họ.
  • Phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn: Thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Google,… Hình thức tiếp thị lại sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận đối tượng khách mục tiêu trên nhiều kênh khác nhau.
  • Tùy chỉnh nội dung: Doanh nghiệp dễ dàng tạo nội dung quảng cáo dựa trên hành vi cụ thể của người dùng trên trang web. Chẳng hạn như việc tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng hoặc tìm kiếm một dịch vụ cụ thể.

Kết luận

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tăng cường hiệu suất chiến dịch quảng cáo trực tuyến của mình thì việc áp dụng và điều chỉnh chiến lược Remarketing là không thể thiếu. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc.