Product Marketing là thuật ngữ trong ngành Marketing, một phần quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Product Marketing, cũng như những hoạt động chính của hình thức tiếp thị này trong doanh nghiệp ra sao nhé!
Khái niệm về Product Marketing
Product Marketing được hiểu là tiếp thị sản phẩm. Hoạt động thúc đẩy quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, đảm bảo truyền tải thông điệp đến nhóm khách hàng mục tiêu.
Sự kết nối giữa đội ngũ thiết kế sản phẩm và đội ngũ tiếp thị thường được thực hiện bởi một hoặc nhiều vị trí, với tên gọi là Product Marketer. Họ là cầu nối giữa việc sản xuất và tiếp thị, đảm bảo hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Vai trò của Product Marketing là gì?
Product Marketing là chìa khóa, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp khi ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới nào đó. Vậy vai trò của Product Marketing là gì? Cùng tìm hiểu một số vai trò quan trọng thông qua nội dung dưới đây nhé!
- Trước khi sản phẩm ra mắt: Định vị trên thị trường, xác định thông điệp, thu thập phản hồi từ khách hàng và đề ra các chiến lược tiếp cận thị trường.
- Sau khi sản phẩm ra mắt: Hỗ trợ quá trình bán hàng, tạo sự hứng thú, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Hỗ trợ hoạt động truyền thông: Kết nối chặt chẽ mật thiết để phát triển hướng tiếp cận tốt nhất. Hỗ trợ cung cấp tài liệu hỗ trợ truyền thông để đưa ra các chiến lược phù hợp nhất.
- Hỗ trợ Product Management: Cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường và những mong muốn của khách hàng để Product Management có thể cải tiến sản phẩm.
Bên cạnh đó, bộ phận tiếp thị sản phẩm (Product Marketing) còn có những nhiệm vụ quan trọng khác phải kể đến như:
- Đảm bảo sản phẩm có mặt và tiếp cận khách hàng trên một phạm vi rộng lớn.
- Xác định đối thủ cạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thấu hiểu các nhu cầu và vấn đề của khách hàng.
- Cải thiện sản phẩm/dịch vụ thông qua những thông tin phản hồi của khách hàng.
- Tạo nét độc đáo, riêng biệt cho sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
- Hợp tác chặt chẽ với bộ phận bán hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Những hoạt động chính của Product Marketing
Những hoạt động của Product Marketing tập trung vào việc hiểu rõ về sản phẩm, thị trường và khách hàng để tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả. Dưới đây là một số hoạt động chính của Product Marketing.
Nghiên cứu thị trường và khách hàng
Đây là một nhiệm vụ quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Để việc nghiên cứu thị trường và khách hàng diễn ra một cách chuẩn xác, các doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi sau đây:
- Đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng đến là ai?
- Họ có những yêu cầu gì về sản phẩm?
- Những điểm khách hàng thích/không thích ở sản phẩm của bạn là gì?
- Lý do tại sao khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh?
Định vị sản phẩm và tạo thông điệp cho sản phẩm
Product Marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp và định vị sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí của người tiêu dùng. Để hoàn thành tốt việc định vị sản phẩm và tạo thông điệp cho sản phẩm, các nhà tiếp thị cần cân nhắc đến các câu hỏi sau:
- Khách hàng tiêu dùng sản phẩm là ai?
- Sản phẩm của doanh nghiệp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề nào?
- Điều gì tạo nên sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ?
- Những lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm?
Sáng tạo nội dung
Các nhà tiếp thị thực hiện sáng tạo nội dung quảng cáo sản phẩm với những thông điệp mạnh mẽ để tạo sự thu hút. Bên cạnh đó, đăng tải thông tin thông qua các trang mạng xã hội hay hợp tác với các KOL, KOC giúp thu hút và kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Báo cáo hiệu quả Product Marketing
Việc báo cáo hiệu quả Product Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hiệu quả các chiến lược tiếp thị và tìm ra những điểm thiếu sót. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh thích hợp cho các chiến lược tiếp thị tiếp theo. Các thông tin báo cáo hiệu quả Product Marketing bao gồm:
- Tỷ lệ người dùng click vào sản phẩm, nội dung quảng cáo,…
- Tỷ lệ chuyển đổi hành động mua hàng.
- Số lượng khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn tiếp thị (MQL).
- Số khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (SQL).
- Chỉ số NPS đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
Các xu hướng Product Marketing hiện nay
Video Content
Video ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm. Các video giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hay đánh giá sản phẩm có thể giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách sử dụng.
Content Marketing
Đó là quá trình sáng tạo và truyền tải giá trị để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm. Là hình thức tiếp thị nội dung độc đáo, nơi đó doanh nghiệp có thể kể câu chuyện xoay quanh sản phẩm, đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề của khách hàng. Và đưa sản phẩm đến gần với khách hàng.
Tiếp thị thông qua những người ảnh hưởng
Hợp tác với các nhân vật nổi tiếng hoặc những người có sức ảnh hưởng có thể đẩy mạnh sự nhận diện thương hiệu và tạo sự tương tác từ khách hàng mục tiêu.
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Không chỉ tập trung vào sản phẩm, mà còn tập trung vào trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Mang đến trải nghiệm tốt giúp doanh nghiệp tạo sự hài lòng và thúc đẩy sự trung thành của khách hàng mục tiêu.