Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt đều hướng đến khách hàng nhưng lại có những mục tiêu và định hướng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của từng loại chiến lược.
Marketing phân biệt là gì?

Marketing phân biệt có tên gọi khác là Differentiated Marketing, hình thực tiếp thị hướng đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Ở mỗi phân khúc sẽ có những chiến lược tiếp thị phù hợp tương ứng, nhằm thu hút khách hàng mục tiêu và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Ưu điểm của Marketing phân biệt
Tối ưu chi phí là một trong những ưu điểm lớn nhất của Marketing phân biệt, nhờ vào khả năng xác định đúng thị trường mục tiêu. Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức này bởi nó sở hữu những ưu điểm khác như:
- Đáp ứng nhiều khách hàng khác nhau về giới tính, nhu cầu và sở thích của từng cá nhân.
- Với nhiều đối tượng khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau.
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
- Giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi thị trường.
- Giúp doanh nghiệp tạo kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ hiệu quả.
Nhược điểm của Marketing phân biệt
Bên cạnh những ưu điểm mà Marketing phân biệt mang lại, những nhược điểm vẫn còn tồn tại như sau:
- Tốn kém chi phí Marketing để tiếp cận tất cả phân khúc thị trường. Hình thức này đòi hỏi ngân sách đầu tư lớn cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Từ đó làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ.
- Khách hàng có thể đưa ra những phản hồi khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực kiểm soát phản ứng từ khách hàng.
- Gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cùng sản phẩm với mức chi phí thấp hơn.
Marketing không phân biệt là gì?

Undifferentiated Marketing là tên gọi khác của Marketing không phân biệt. Khác với Marketing phân biệt, đây là hình thức hướng đến thị trường mục tiêu bằng thông điệp tiếp thị tập trung vào điểm chung thay vì vào những điểm khác biệt.
Hình thức Marketing không phân biệt thường phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phổ thông như xăng xe, sữa, bánh mì,… Vì chúng không có đặc điểm riêng biệt đáng kể hoặc không có sự phân đoạn rõ ràng trong thị trường mục tiêu.
Ưu điểm của Marketing không phân biệt
Vậy Marketing không phân biệt có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ưu điểm mà Marketing không phân biệt mang lại:
- Tiết kiệm chi phí: Hình thức này tập trung phát triển chiến lược tiếp thị cho một sản phẩm/dịch vụ duy nhất, và đáp ứng nhu cầu của nhiều người nhất có thể trong thị trường.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý: Các doanh nghiệp không cần phải quản lý đồng thời nhiều chiến lược và các phân khúc thị trường khác nhau.
- Phạm vi tiếp cận và độ nhận diện thương hiệu cao: Doanh nghiệp xây dựng thông điệp tiếp thị hoàn hảo cho phần lớn thị trường, điều này có thể mang lại sự nhận thức về thương hiệu cao trong tâm trí khách hàng.
- Tạo thị trường chung: Khi tiếp cận thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường chung. Điều này khiến nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn tăng lên, tạo ra cơ hội mới và mở rộng phạm vi thị trường.
Nhược điểm của Marketing không phân biệt
Bên cạnh đó, Marketing không phân biệt cũng có một số nhược điểm như:
- Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhu cầu thị trường: Khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng kịp thời bằng cách làm mới thông điệp tiếp thị, nếu không muốn mất đi lượng khách hàng tiềm năng.
- Không mang lại nhiều khách hàng trung thành: Vì phạm vi khách hàng mà hình thức tiếp thị này hướng đến tương đối rộng.
- Hiệu suất kém hơn: Chiến lược tiếp thị này sẽ không hiệu quả cho các sản phẩm/dịch vụ đòi hỏi sự riêng biệt, hạn chế khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh trang trong từng phân khúc thị trường.
Sự khác nhau giữa Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt?

Việc lựa chọn chiến lược tiếp thị phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, một số điểm khác biệt cơ bản giữa Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt có thể kể đến như sau:
Marketing phân biệt |
Marketing không phân biệt |
|
Thị trường mục tiêu | Có nhiều thị trường mục tiêu và được xác định rõ ràng. | Thị trường tương đối rộng, không xác định đối tượng cụ thể. |
Đánh giá sản phẩm | Định giá sản phẩm/dịch vụ thay đổi từng theo chiến lược tiếp thị. | Một mức giá duy nhất cho một sản phẩm/dịch vụ. |
Cung cấp sản phẩm | Cung cấp những sản phẩm/dịch vụ khác nhau giữa nhiều loại hình tiếp thị. | Cung cấp các sản phẩm/dịch vụ phục vụ cho một nhóm thị trường đã được chọn sẵn. |
Phân bổ | Dựa trên những cơ sở khuyến mãi, tùy thuộc theo nhu cầu của từng nhóm khách hàng trong phân khúc thị trường. | Tiếp thị sản phẩm/dịch vụ thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. |
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho các bạn nhé!